Áo thun là một món đồ không thể thiếu trong tủ quần áo của mọi người. Tuy nhiên, để lựa chọn một chiếc áo thun hoàn hảo, bạn cần xem xét không chỉ mẫu mã, màu sắc, và kiểu dáng mà còn rất quan trọng, chất liệu vải được sử dụng để may áo. Vậy, trong số tất cả các loại vải dùng để làm áo thun hiện nay, loại nào là tốt nhất? Hãy cùng Vải Thành Phát tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
1. Vải thun cao cấp Cotton
Vải cotton được coi là một trong những chất liệu ưa chuộng để làm áo thun, chủ yếu vì những ưu điểm nổi trội của nó. Vải cotton là kết hợp giữa các hợp chất hóa học và sợi bông mềm mại. Điều này khiến cho vải cotton có các đặc điểm như khả năng thấm hút mồ hôi tốt, thoáng mát, dễ dàng nhuộm màu, và khả năng chống ẩm mốc khá hiệu quả. Ngoài việc sử dụng trong may áo thun, vải cotton còn được áp dụng cho việc làm chăn gối và các loại trang phục khác…
Ưu điểm
Vải cotton mang nhiều ưu điểm nổi bật, bao gồm khả năng thấm hút mồ hôi tốt và tạo cảm giác thoáng mát cho người mặc. Độ bền của loại vải này cũng được đảm bảo, cho phép giặt áo thun cotton dễ dàng bằng máy giặt và sử dụng các chất tẩy rửa khác.
Nhược điểm
Tuy nhiên, cotton cũng có một số hạn ch như vải cứng, phù hợp chủ yếu cho nam giới. Ngoài ra, giá thành của vải cotton cũng tương đối cao.
2. Vải polyester (PE)
Nhắc đến loại vải may áo phông đẹp thì không thể không kể đến vải poly, một loại vải tổng hợp được sản xuất từ rượu công nghiệp và acid. Nhờ có cấu tạo hóa học nên vải khá dày dặn, được nhiều trường học, doanh nghiệp chọn dùng để may đồng phục cho học sinh và nhân viên.
Ưu điểm
Vải PE nổi bật với tính dày dặn, khả năng chống cháy và chống thấm nước tương đối hiệu quả, cùng với độ bền cao. Chính vì vậy, ngoài việc sử dụng cho áo thun, loại vải này thường được lựa chọn để may lều, bạt để cắm trại
Nhược điểm
Với độ dày của nó, vải PE thường khá nặng, gây khó khăn trong việc vệ sinh, giặt giũ và phơi khô. Khi mặc, nó tạo cảm giác nóng bức và không thoải mái, đặc biệt khi tham gia các hoạt động ngoài trời.
3. Vải linen (vải lanh)
Các loại vải được dùng để may áo thun hiện nay thường tổng hợp từ chất hóa học nên rất dễ tạo cảm giác khó chịu cho người mặc, nhưng vải linen thì ngược lại. Bởi vì nguồn gốc của vải linen hoàn toàn là tự nhiên, nên vải có khả năng thấm hút mồ hôi tốt và mịn màng hơn nhiều.
Ưu điểm
Vải linen không chỉ có khả năng thấm hút và bay hơi nhanh chóng mà còn có khả năng duy trì độ khô ráo, không làm cảm giác ẩm ướt cho người mặc, thích hợp cho những ngày hè nóng bức. Ngoài ra, nó cũng dễ dàng nhuộm màu, bền đẹp theo thời gian và dễ giặt ủi.
Nhược điểm
Tuy nhiên, vải linen có tính đàn hồi kém, dễ nhăn sau một thời gian sử dụng. Khả năng chịu ma sát của nó cũng không tốt, có thể dẫn đến tình trạng xước hoặc xù bông vải khi tiếp xúc nhiều với các vật thể khác.
4. Vải thun cao cấp Lycra
Nếu bạn đang tìm kiếm một loại vải cho việc may áo thun có khả năng co giãn tốt và ôm sát cơ thể, thì không thể bỏ qua loại vải lycra. Vải lycra được tạo thành từ sự kết hợp giữa cotton hoặc poly và sợi nhân tạo Spandex để cung cấp tính đàn hồi cho vải. Nhờ vào những tính năng này, vải lycra được sử dụng rộng rãi trong việc may áo thun, đồ thể dục, tập thể dục hoặc thậm chí trong múa bale…
Ưu điểm
Vải lycra vượt trội với bề mặt siêu mịn và mỏng, khả năng co giãn tuyệt vời, ôm sát cơ thể một cách hoàn hảo và không xuất hiện nếp nhăn. Bên cạnh đó, vải lycra còn có khả năng giữ nhiệt đáng kể, rất thích hợp cho việc mặc vào mùa đông.
Nhược điểm
Tuy nhiên, vải lycra có vấn đề về khả năng thấm hút không tốt, có thể làm cho người mặc cảm thấy nóng bức. Đặc biệt, vải này cũng rất nhạy cảm với một số loại chất tẩy rửa.
5. Vải Rayon
Trong các loại vải may áo phông thì vải rayon được đánh giá là loại vải có tính linh hoạt nhất. Loại vải này được sản xuất từ nguyên liệu chính là cellulos, đảm bảo tính an toàn cho người dùng. Điều đặc biệt là vải rayon kết hợp tất cả những đặc điểm tốt của vải cotton, lụa, len, và phù hợp để may đa dạng các loại trang phục, không chỉ riêng áo thun.
Ưu điểm
Với bề mặt mềm mịn giống vải lụa, vải rayon có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, mang lại cảm giác thoáng mát cho người mặc. Khả năng nhuộm màu của vải này cũng xuất sắc, với mức giá phải chăng.
Nhược điểm
Tuy nhiên, khả năng phục hồi đàn hồi của vải rayon kém, dễ gây nhăn nhúm và hư hỏng. Trong quá trình giặt, bạn chỉ nên giặt bằng tay hoặc máy, tránh giặc khô hoặc để vải bị ảnh hưởng trực tiếp bởi nhiệt
6. Vải Modal
Vải modal là một trong các loại chất liệu vải áo thun được làm từ sợi tơ nhân tạo có nguồn gốc từ gỗ sồi thân thiện với môi trường và an toàn. Đặc tính tiêu biểu của Vải modal là có bề mặt mềm mịn, bóng mượt, độ co giãn tốt và khả năng hút ẩm hiệu quả, Điểm nổi bật là khả năng kháng khuẩn của vải modal khiến nó rất được ưa chuộng để sản xuất đồ lót.
Ưu điểm
Với khả năng thấm hút tuyệt vời, vải modal giúp duy trì form áo mà không gây hư hỏng sau thời gian sử dụng. Cấu trúc mềm mại của loại vải này còn đem lại sự thoải mái và cảm giác mát mẻ cho người mặc.
Nhược điểm
Tuy có nhiều đặc điểm ưu việt và nguồn gốc từ sợi gỗ sồi, nhưng vải modal có mức giá tương đối cao.
7. Vải TC
Vải TC đang được nhiều người ưa chuộng trong lĩnh vực áo thun hiện nay. Nó được gọi là vải TC bởi vì thành phần chính của loại vải này được tổng hợp từ cotton và polyester với tỷ lệ 35/65.
Ưu điểm
Vải TC có khả năng thấm hút rất tốt, chất vải vô cùng mềm mại và mức giá tương đối phải chăng. Đặc biệt, sau một thời gian sử dụng, áo thun được làm từ vải TC vẫn duy trì form áo, không bị xù lông, và màu sắc được nhuộm trên áo bền lâu theo thời gian.
Nhược điểm
Tuy nhiên, so với vải 100% cotton, vải TC có độ thấm hút và khả năng thoáng không thể sánh bằng.
8. Vải CVC
CVC là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Cotton-Value Composite,” thể hiện một loại vải cotton chất lượng cao. Đúng vậy, VẢI cvc được tổng hợp từ những sợ bông cotton thiên nhiên và sợi polyester nhân tạo, với tỷ lệ thường là 60-40% hoặc 65-35%.
Ưu điểm
Sợi bông chiếm tỷ lệ rất cao trong vải cho nên có tính mềm mịn, bóng mượt cao, khả năng thắm hút mồ hôi cũng khá tốt. Về độ co giãn thì vải CVC cũng tương đối tốt và không dễ bị nhăn ngay cả khi giặt máy hoặc giặt bằng tay. Họa tiết của vải CVC được thiết kế khá đa dạng cộng với khả năng kháng khuẩn hiệu quả nên loại vải này được rất nhiều người ưa chuộng.
Nhược điểm
Vì vải có độ co giãn cao nên thường bị co giãn quá mức, khó phục hồi, độ mát không được đảm bảo. Sau một khoảng thời gian sử dụng thường sẽ có hiện tượng bị xù lông hoặc bị nổ nhẹ. Đặc biệt, phơi lâu khô cũng là nhược điểm mà vải CVC cần phải khắc phục.
9. Vải Tre (Bamboo)
Vải tre hay còn được biết đến bằng tên tiếng Anh là “vải Bamboo” đang trở thành sự lựa chọn phổ biến trong ngành thời trang và sản xuất quần áo. Nguồn gốc của vải tre xuất phát từ sợi Rayon, được tổng hợp từ tre, và nó có đặc tính thân thiện với môi trường cũng như an toàn cho người tiêu dùng.
Ưu điểm
- Bề mặt của vải vô cùng mềm mịn, bóng mượt giống như bông mềm.
- Có khả năng thấm hút mồ hôi khá tốt
- Thời gian phơi khô áo thun rất nhanh.
- Vải có khả năng chống tia cực tím và kháng khuẩn vượt trội.
Nhược điểm
- Sản phẩm sau khi gia công hiện tại có giá thành khá cao.
10. Vải Microfiber
Cuối cùng, một trong các lựa chọn phổ biến trong việc làm áo thun ngày nay là vải Microfiber. Đây là loại vải tổng hợp từ nguyên liệu chủ yếu là polyester và nylon, có độ mỏng chỉ khoảng ⅕ so với sợi tóc của con người.
Ưu điểm
- Bề mặt của loại vải này rất mềm mịn
- Có độ bền tốt
- Mức giá phải chăng
Nhược điểm
- Khả năng thấm hút mồ hôi và nước kém
- Có thể gây cảm giác nóng và ẩm khi mặc
Nên mua Vải Thun Chất Lượng, cao cấp ở đâu uy tín nhất hiện nay
Công ty TNHH Dệt Nhuộm Thành Phát là đơn vị sản xuất vải thun chất lượng giá sỉ đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường. Chúng tôi là doanh nghiệp nhiều năm kinh nghiệm, uy tín trong lĩnh vực dệt nhuộm tại Việt Nam.
THÔNG TIN VỀ CÔNG TY TNHH DỆT NHUỘM THÀNH PHÁT:
- Địa chỉ VP: 267 Bàu Cát, P.12, Q.Tân Bình,TPHCM
- Địa chỉ Xưởng: Lô F2-8-1, Đường D7, KCN Lê Minh Xuân 3, X.Lê Minh Xuân, H.Bình Chánh,TPHCM
- Hotline 1: 0938 136 679
- Hotline 2: 0904 511 727
- Email: info@vaithunthanhphat.vn
- Website: vaithanhphat.com
HÌNH ẢNH NHÀ XƯỞNG VẢI THÀNH PHÁT